Đăng nhập

 

NGUỒN TIN CÔNG GIÁO

- Sống đạo
- Tìm hiểu sống đạo
- Nước trời
- Đài nguồn sống
- Chia sẻ Thánh Kinh
- Giáo phận Xuân Lộc
- Tin mừng
- Vatican
 
Premium Web Templates
    Lượng truy cập
 
 

 

image

Con người – chủ thể cô độc ngay từ khi chào đời cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, rồi trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi, một mình chịu đau thương, một mình hưởng hạnh phúc, cô độc một cách tuyệt đối. Trong kiếp sống ngắn ngủi nào đó, có thể họ có những mối dây ràng buộc với cuộc đời, với người thân, nhưng nhìn chung đó chỉ là những sợi dây lỏng lẽo, có thể đứt bất kỳ lúc nào.

Từ khi nằm trong bụng mẹ, bào thai đã chịu những nổi khổ riêng mà ngay cả người mẹ cũng không thể nào chia sẻ được. Theo kinh Mục Liên Sám Pháp thì nếu mẹ ăn no bào thai cảm thấy nghẹt thở, khi mẹ đói lòng lại thấy chơi vơi, mẹ uống nước lạnh thì thấy tê buốt, mẹ uống nước nóng thì thấy đau rát… Đến lúc chào đời, rời khỏi lòng mẹ cũng là lúc đứa trẻ bước vào thế giới riêng. Cho dù được bố mẹ yêu thương bao nhiêu cũng không thể chịu đau khổ thay con trong những lúc trái gió trở trời hay những lúc bị hành bệnh do mọc răng, thay răng… Lớn lên một chút lại phải đi học, dù cha mẹ có nâng niu đến mấy cũng không thể chịu cực khổ học thế cho con mà con phải tự mình học lấy. Khi kết bạn, không phải chuyện gì cũng có thể chia sẻ cùng nhau cho dù rất thân, không phải lúc nào bạn cũng có mặt bên ta những lúc ta cần, hiểu và thông cảm với ta như chính bản thân ta. Đối với người yêu thì lại  càng không phải chuyện  gì cũng có thể nói với người yêu, mà thường gọi nhau là “người dưng”, coi nhau là “đối phương”. Cho nên “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu đã rút ra kết luận:

“Dù tin tưởng một đời một mộng
Anh là anh, em vẫn cứ là em
Chẳng thể nào qua vạn lý trường thành
Của hai vũ trụ chưa đầy bí mật.”

Vì thế nên dù có thành vợ thành chồng, sống với nhau hết lòng, cùng chia ngọt sẻ bùi mà mỗi người vẫn có những khoảng trời riêng, “đối phương” không bao giờ biết, dù có biết cũng không thể đặt chân vào. Do đó mà có những cặp vợ chồng sống với nhau gần hết cuộc đời, bỗng phát hiện ra mình không hiểu hết “người kia”, lại dẫn ra tòa ly dị ở tuổi “gần đất xa trời”.

Ai có con rồi mới biết, cha mẹ chỉ gần gũi chăm sóc và hiểu  được lúc chúng còn nhỏ. Lớn lên, chúng luôn muốn bước ra thế giới bên ngoài, để học hỏi, giao lưu, để xây dựng tương lai sự nghiệp cho bản thân. Nhiều khi nhìn đứa con thay đổi mà cha mẹ không sao hiểu nổi, đành thở dài với câu “cha mẹ sanh con trời sanh tính”. Người nào có phước, có được đứa con hiếu thảo, biết lo lắng chăm sóc cho cha mẹ thì cũng có giới hạn nhất định, rồi người nào cũng lo việc người nấy.

Đó là nói chung cho những số phận may mắn. Còn những người bạc phước, sanh ra đã bị bỏ rơi, phải tự lo lấy mọi thứ, những người gặp phải người bạn đời không tốt, vô trách nhiệm hoặc lừa dối gia đình, hay có những đứa con bất hiếu thì nổi đau khổ ấy biết nói sao cho xiết, chia sẻ bao nhiêu thì vơi?

Tình cảm thiêng liêng, vững chắc nhất là tình cảm cha mẹ đối với con cái, nhưng không phải có chuyện gì ta cũng có thể chạy về với bố mẹ. Có nhiều việc mình phải tự quyết định và chịu trách nhiệm lấy, có những nỗi khổ tâm không thể chi sẻ cùng ai, cho dù người đó là cha hay mẹ. Đó là chưa kể những sứt mẻ tình cảm giữa cha mẹ và con cái vì hàng trăm lý do, lúc đó không ai thèm nhìn mặt ai, còn xa lạ hơn cả người dưng.

hat_500

Dù gặp đau khổ hay hạnh phúc thì gia đình, người thân cũng chỉ gần gũi ta được trong một đời, lúc sinh tiền. Khi cái chết đến, ta cũng phải ra đi một mình. Ví có người vì quá yêu thương mà chết theo cũng không thể cùng đi một đường mà mỗi người phải theo nghiệp duyên riêng của mình, dù có gặp, muốn chịu khổ cho nhau cũng chẳng được.

Sống trên đời, ai cũng biết sẽ có ngày mình phải ra đi một mình, phải gặt hái những kết quả mà mình tạo ra lúc sanh tiền dù muốn hay không, nhưng có mấy ai chịu lo trước? Để đến lúc nước tới chân thì hốt hoảng, hối hận, nào có ích gì? Con người nói chung thường hay có tính ỷ lại. Đi đâu cũng thích có người đi cùng, làm việc gì cũng muốn có bạn làm chung. Khi có chuyện xảy ra thường không chịu đựng hay giải quyết một mình mà thường tìm nơi giúp đở, dựa dẫm hay tìm nguồn vui bên ngoài để khỏa lấp.

Trước khi Nhập niết bàn, đức Phật đã từng dạy:

“Hãy nương tựa vào chính mình, hãy tự làm hòn đảo cho chính mình”, và “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi!”.

Lời dạy đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người xuất gia mà cả nhân loại đều hết sức cần. Vì không có gì chắc chắn bằng tự mình làm chổ dựa cho chính mình. Sống chan hòa cùng tất cả, không quay lưng với cuộc đời, nhưng phải biết xây dựng một chổ dựa cho chính mình. Đó được coi là người trí vậy.

Suối Thông                                                                                                   Nguồn: tại đây

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

 

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Admin: email here
Support: email here

COKHIQUANGHAN

 
Riêng nam giới & nữ giới
---------------------------------

Từ điển

Từ điển trực tuyến

Tra theo từ điển:

Chào các bạn thành viên lớp A6 - Hãy viết bài duy trì trang web, thanks

Tự tạo website với Webmienphi.vn